Trang chủ > Phim 3D

F264 - Schindler's List - Danh Sách Schindlers 2D50G (DTS-HD 5.1)

Mã phim: F264
Đạo diễn: Steven Spielberg
Diễn viên: Caroline Goodall, Liam Neeson, Ben Kingsley, Ralph Fiennes, Jonathan Sagall
Kịch bản:
Size: 50 GB
Ngôn ngữ: English
Phụ đề: English

 IMDb : 8.0/10

 

Schindler’s List: Kiệt tác phim đen trắng bất hủ

 

Với quyết tâm thực hiện bộ phim để cảnh tỉnh mọi người về chủ nghĩa phát xít, Steven Spielberg đã tạo nên một tác phẩm vĩ đại. Trong lịch sử giải Oscar, có năm bộ phim đen trắng đề tài về Thế chiến thứ hai đã đoạt giải Phim hay nhất. Trong số đó, Schindler’s List (1993) là bộ phim để lại nhiều cảm xúc nhất cho khán giả.


 

 

 

Đứng vị trí thứ 8 trong số 100 phim Mỹ hay nhất mọi thời đại, đoạt 7 giải Oscar trong số 12 đề cử, trong đó có các giải quan trọng như: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất và Nhạc phim hay nhất, Schindler’s List – Bản Danh Sách Của Schindler đã trở thành bộ phim vượt thời gian về chủ đề diệt chủng.

Dựa trên những tình tiết có thật xoay quanh cuộc đời của Oskar Schindler, phim đã thành công trong việc truyền tải đến người xem những phân cảnh đầy nước mắt, khi giữa bạo tàn của chiến tranh, người ta tìm thấy được một tấm lòng mang nhiều trắc ẩn, đến từ một nhân vật chẳng ai ngờ tới.

Một trong những ấn tượng đầu tiên mà Schindler’s List mang đến cho người xem chính là phần hình ảnh trắng đen, trông như một bộ phim tài liệu. Chính kỹ thuật quay này đã giúp phim giảm bớt được tính bạo lực, máu me của phim, đồng thời thể hiện được nhiều hiệu ứng thị giác mạnh mẽ. Cảm giác tù túng, vô vọng và đối nghịch giữa các nhân vật, giữa nội tâm con người được 2 màu trắng đen trong phim tô đậm.

Mở đầu phim, tiếng hát cầu nguyện trong lễ Sabbath của người Do Thái vang lên trong trẻo, nhưng báo hiệu tai họa chuẩn bị ập xuống. Cuối phim, tiếng hát ấy vang lên lần nữa, nhưng mang tin hòa bình đang trở về. Schindler’s List sở hữu một tổ hợp những hình ảnh biểu tượng được tạo nên bởi những phân cảnh đối lập, đã trở thành kinh điển.

Không chỉ có phân cảnh cô bé con tóc vàng mặc váy đỏ giữa cảnh tàn sát – hình ảnh màu duy nhất trong phim, mà còn rất nhiều cảnh đối nghịch mang tính biểu tượng khác được khéo léo đưa vào phim. Tiếng khóc đau đớn của những người cha, người mẹ, đối nghịch với tiếng cười của những đứa trẻ khi bọn chúng tưởng rằng đang được đưa đi chơi xa, nhưng thực chất là bị mang đi hỏa thiêu…

Tuổi thơ bị hủy hoại trước cái ác, gia đình phải chia lìa, sự mục ruỗng giá trị đạo đức của con người được đẩy lên đỉnh điểm bằng những cuộc tàn sát vô nhân tính, dù có hay không có lý do.

Như một bông hoa giữa sa mạc, Oskar Schindler “vô tình” xuất hiện giữa chốn bạo tàn ấy. Ông là một vị thánh ư? Không. Ông là người nhận nhiệm vụ cứu rỗi nhân loại từ lời phán truyền của Chúa? Cũng không. Oskar Schindler chỉ đơn giản là một con người với những lỗi lầm và thói xấu của riêng mình. Sinh ra và lập nghiệp tại Đức với hai bàn tay trắng, Schindler trở thành một thương gia sở hữu khối tài sản khổng lồ nhờ mở xưởng làm đồ gia dụng và sử dụng công nhân Do Thái, Ba Lan với giá rẻ mạt.

Schindler xuất hiện đầu phim với hình ảnh hào nhoáng, bộ đồ vest đen, điếu thuốc và tiền lúc nào cũng sẵn trên tay, ông trở thành người được các sĩ quan SS của Đức Quốc Xã chào đón, tôn trọng và hỗ trợ nhiều trong công cuộc làm ăn.

Schindler đầu phim không quan tâm đến những người làm việc cho mình, ông chỉ đơn thuần muốn kiếm tiền, muốn trở nên giàu có. Khi cuộc di tản bắt đầu, ông điềm nhiên bước chân vào một ngôi nhà sang trọng, thụ hưởng không gian sống thoải mái, trong khi những chủ nhân thật sự của căn nhà bị đuổi đi, vị tước đoạt tất cả đồ đạc và phải sống cùng hơn chục người khác trong một căn nhà chật hẹp trong trại tập trung. Những bữa ăn sang trọng, những ly rượu đắt tiền và bộ vest hiếm cùng các cô gái xinh đẹp là tất cả những gì Schindler quan tâm.

Một người công nhân già, cụt một tay đến cám ơn Schindler vì đã cứu sống ông ấy, vì đã nhận ông ấy vào xưởng, nếu không thì ông thì ông đã phải trở thành nạn nhân dưới nòng súng của Đức Quốc Xã. Nhưng Schindler không vui, ông nổi giận với người trợ lý Itzhak Stern vì chính Stern là người đã nhận tất cả những người như ông lão vào xưởng, ảnh hưởng đến công việc làm ăn và gây nguy hiểm cho Schindler.

Trong tiểu sử thực của Schindler, người ta vẫn còn nghi ngờ lý do khiến Schindler quyết định hành động như một vị thánh, nhưng trong phim, yếu tố này được thể hiện rõ ràng, thông qua nhân vật Stern. Chính Stern là người góp phần thay đổi Schindler. Stern không đơn thuần là trợ lý, mà còn là người bạn của Schindler.

Nhưng yếu tố quyết định đến hành động của Schindler phải kể đến nhiều phân cảnh ông chứng kiến màn giết chóc “thả cửa” của quân Đức, đặc biệt là cảnh cô bé gái mặc váy đỏ chạy giữa dòng người khi Schindler cùng vợ cưỡi ngựa trông cuộc thanh trừng từ một ngọn đồi trên cao. Lúc ông nhận ra xác cô gái nhỏ đã chết nhờ chiếc váy đỏ ấy, cũng chính là khoảnh khắc thay đổi con người Schindler.

Ông đã đi từ những việc nhỏ, như thuyết phục Goeth đừng nên giết người vô cớ, cho đến những việc lớn lao hơn, lập một danh sách tất cả những người sẽ trở thành công nhân cho xưởng sản xuất vũ khí của Schindler ở Tiệp Khắc, nhưng thực chất là một trại tị nạn cho gần 1200 người.

Ông đã dốc tất cả tài sản để cưu mang họ và hối lộ quan chức để họ không đụng đến công nhân của mình. Cuối phim, Schindler gần như chẳng còn gì, nhưng chính thời khắc ấy, ông có tất cả: sự ngưỡng mộ, niềm kính yêu và lòng biết ơn của những người Do Thái đã được ông cứu sống.  

Trái ngược với Schindler là nhân vật Goeth, kẻ bạo tàn dường như chẳng có thuốc chữa. Hắn dùng người khác như bia tập bắn, và giết tất cả những ai không làm hắn hài lòng. Nếu Schindler được người ta kính mến, thì Goeth bị người ta khiếp sợ, vì mức độ điên và vô cảm từ sâu thẳm bên trong con người. Hắn yêu một cô gái Do Thái, nhưng tình yêu mà hắn dành cho cô là tình yêu của quỷ dữ - thứ tình yêu không ai muốn.

Bất cứ khi nào Goeth xuất hiện, người ta đều phải yên lặng, cúi đầu, cố gắng không làm bất cứ điều gì khiến hắn nổi giận. Cái ác của Goeth là cái ác không hiểu nguồn gốc từ đâu? Từ những bài giảng của Hitler? Hay vì một niềm tin mù quáng nào đó? Nhưng dù gì đi chăng nữa, điều quan trọng nhất mà nhân vật Goeth thể hiện trong phim vẫn mang tính biểu tượng. Hắn chính là hình ảnh của cái ác cùng cực, của những giới hạn vô nhân đạo mà con người có thể vượt qua.

 

Đề tài về nạn diệt chủng đã từng khiến Spielberg từ chối và cố gắng đẩy cho một vị đạo diễn khác, do ông không đủ tự tin để làm được một bộ phim thành công về đề tài này. Nhưng thực tế đã cho thấy một sự thật hoàn toàn khác. Bộ phim đạt thành công vang dội về mặt thương mại cũng như nghệ thuật, mãi được người ta nhắc đến vì tính lịch sử, biểu tượng về sự vô nhân tính, thù hận, hi vọng cũng như sự thánh thiện có thể đến từ bất cứ ai, và bất cứ nơi nào.

 

-
Bạn chưa chọn thiết bị/film nào
0 GB
Hỗ trợ trực tuyến Facebook Messenger Facebook Messenger
(+84)286 680 54 58