Trang chủ > Phim 4K

4KUHD-608. Full Metal Jacket - Áo Giáp Sắt 4K-66G (DTS-HD MA 5.1 - HDR 10+)

Mã phim: 4KUHD-608
Đạo diễn: Stanley Kubrick
Diễn viên: Matthew Modine, R. Lee Ermey, Vincent D'Onofrio
Kịch bản:
Size: 66 GB
Ngôn ngữ: English
Phụ đề: English - Vietnamese

 IMDb : 8.3/10

4K UHD BLU-RAY

 

(DTS-HD MA 5.1 - HDR 10+)

 

VIDEO:
Codec                   Bitrate             Description     
-----                   -------             -----------     

MPEG-H HEVC Video 62691 kbps 2160p / 23.976 fps / 16:9 / Main 10 @ Level 5.1 @ High / 4:2:0 / 10 bits / 4000nits / HDR10 / BT.2020
 

AUDIO:
Codec                           Language        Bitrate         Description     
-----                           --------        -------         -----------     

DTS-HD Master Audio English 2297 kbps 5.1 / 48 kHz / 2297 kbps / 16-bit (DTS Core: 5.1 / 48 kHz / 1509 kbps / 16-bit)

 

Một cách nhìn khác biệt về cuộc chiến Việt Nam

 

Full Metal Jacket (Áo giáp thép – 1987) là bộ phim có cách nhìn khác biệt hẳn so với tất cả những bộ phim về cuộc chiến Việt Nam. Trong khi hầu hết chọn những cánh rừng rậm nhiệt đới làm trung tâm của câu chuyện thì Full Metal Jacket lại đưa chiến sự khốc liệt đi thẳng vào đô thị miền Nam Việt Nam…

 


Full Metal Jacket nghĩa là gì?

Mùa xuân năm 1980, đạo diễn kỳ tài Stanley Kubrick liên hệ với Michael Herr – tác giả cuốn ký sự về cuộc chiến Việt Nam, Dispatches – để thảo luận về việc thực hiện một bộ phim nói về nạn diệt chủng người Do Thái thời Hitler. Nhưng khi đọc được ký sự Dispatches của Herr, Kubrick quyết định sẽ chuyển sang làm một bộ phim về chiến tranh Việt Nam. Ông bày tỏ ý định này với Herr, rồi sau đó đi tìm một câu chuyện phù hợp để chuyển thể.

Tình cờ năm 1982, trong khi đọc tờ Virginia Kirkus Review, Kubrick khám phá ra cuốn tiểu thuyết The Short- Timers của Gustav Hasford – một cựu sĩ quan phóng viên chiến trường, nội dung như một cuốn ký sự về sự trong sáng và tàn phá cũng như sự trần trụi và chết chóc… Kubrick bị cuốn hút vào lời thoại của cuốn sách “đậm chất thơ một cách gai góc và mạnh mẽ”. Kubrick gửi cho Herr xem và cả hai cùng cho rằng “Đó là một cuốn sách độc đáo, thực sự tuyệt vời”… rồi họ quyết định The Short-Timers sẽ là nền tảng cho bộ phim chiến tranh mà Kubrick đang muốn làm.

 



Năm 1983, Kubrick bắt đầu dành hầu hết thời gian để nghiên cứu cho bộ phim này. Ông xem những đoạn phim tư liệu, đọc những bài báo và tài liệu về Việt Nam được lưu trữ dưới dạng vi phim trong Thư viện Quốc hội Mỹ và tìm tòi hàng trăm bức ảnh của thời đó. Năm 1985, Kubrick liên lạc với tác giả của tiểu thuyết The Short- Timers là Gustav Hasford để mời thực hiện kịch bản cùng với ông và Michael Herr.

Michael Herr cho biết Kubrick không chủ định làm một bộ phim phản chiến, “Ông ấy muốn cho thấy tính muôn mặt của chiến tranh là như thế nào!”. Do lo ngại tựa đề của cuốn sách The Short-Timers sẽ bị khán giả hiểu sai rằng nó ám chỉ những người chỉ quen làm việc nửa ngày, nên Kubrick đổi tên phim thành Full Metal Jacket - ám chỉ một loại đạn có sức sát thương lớn của lính thủy đánh bộ Mỹ.



Nội dung Full Metal Jacket chia 2 phần rõ rệt:


Phần I, theo chân một nhóm tân binh gia nhập trại huấn luyện thủy quân lục chiến Mỹ. Phần tưởng như khô khan này lại khiến người xem thật sự khiếp hãi trước những phương pháp huấn luyện khắc nghiệt và chủ trương tẩy não các chàng trai măng tơ trở thành những kẻ lạnh lùng tàn nhẫn với tiêu chí ghê rợn: Sinh ra để giết!

 



Phần II, theo chân nhóm tân binh trên – nay đã trở thành những thủy quân lục chiến tinh nhuệ – sang chiến trường VN. Và họ đã trở thành chứng nhân nghẹt thở của một trải nghiệm lịch sử đáng nhớ: Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 – Một sự kiện phá tan sự tô vẽ kiêu căng về sức mạnh thật sự của quân đội Mỹ tại chiến trường miền Nam Việt Nam.



Cuộc phân vai kỳ lạ


Thông qua hãng phim Warner Bros, Kubrick thông báo tuyển diễn viên trên khắp nước Mỹ và Canada. Do từ lâu ông chán ghét sang Mỹ và chỉ sống ở Anh, nên vị đạo diễn khó tính này chỉ tuyển diễn viên qua băng video. Tổng cộng đã có 3.000 băng video gửi đến cho bộ phận casting. Những người này đã xem và sàng lọc một cách cẩn thận, còn lại 800 băng để Kubrick đích thân xét duyệt.

Cựu giảng viên huấn luyện thủy quân lục chiến Mỹ, R. Lee Ermey, lúc đầu được thuê làm cố vấn chuyên môn quân sự cho phim. Một lần Ermey rón rén hỏi xin Kubrick cho diễn thử vai tên chỉ huy trại huấn luyện thủy quân lục chiến, trung sĩ “hắc ám” Hartman – một vai diễn quan trọng của phim. Tuy nhiên, trước đó Kubrick đã xem Ermey đóng vai huấn luyện viên Sgt.Loyce trong The Boys in Company C (một phim khác về chiến tranh Việt Nam) nên ông cho rằng Ermey không đủ thô lỗ để đóng nhân vật đó.

 



Đáp lại, Ermey âm thầm thực hiện một đoạn băng video quay cảnh ông diễn ngẫu hứng lời thoại lăng mạ một nhóm thủy quân lục chiến, trong khi những người bên ngoài camera thì ném cam và banh tennis túi bụi vào người ông. Ermey mặc dù bị mất tập trung, vẫn tuôn ra hàng tràng những lời sỉ nhục liền một mạch suốt 15 phút mà không hề vấp váp!

Sau khi xem đoạn video, Kubrick thật sự “choáng” và giao ngay vai diễn đó cho Ermey, vì nhận ra rằng “Trời ban Ermey cho ông để đóng vai này”. Kinh nghiệm làm giảng viên huấn luyện ngoài đời thật của Ermey trong chiến tranh Việt Nam tỏ ra vô giá, và ông nuôi dưỡng thực tiễn đó tới mức có lần, Ermey hét ra lệnh Kubrick đang ở ngoài ống kính đứng lên khi Kubrick nói chuyện với ông, và Kubrick tuân lệnh theo bản năng, đứng nghiêm trước khi nhận ra điều gì đã xảy ra.

 



Kubrick ước tính, Ermey đã xổ ra tới 150 trang toàn lời sỉ nhục, nhiều câu sỉ nhục được tuôn ra ngẫu hứng tại chỗ – một điều hiếm có đối với sự khó tính của Kubrick. Cũng theo ước lượng của Kubrick, cựu giảng viên huấn luyện này đã tự viết và sáng chế ra 50 % lời thoại của mình. Tuyệt vời hơn cả là Ermey thường chỉ cần hai tới ba lượt quay cho một cảnh – đây cũng là một điều hiếm có nữa đối với một bộ phim của Kubrick! Chỉ xuất hiện ngắn ngủi, nhưng vai diễn của Ermey tạo nên ấn tượng đáng nhớ nhất của bộ phim.

Đa phần các diễn viên chính trong phim là những “lính mới” trong điện ảnh, nhưng đều để lại ấn tượng: Mathew Modine trong vai binh nhì Joke và đặc biệt là Vincent D’Onofrio trong vai binh nhì Pyle đáng thương. Kubrick từng mời Bruce Willis đóng một vai (lúc này anh chưa nổi tiếng), nhưng cuối cùng Willis phải từ chối cơ hội này vì sắp khởi quay 6 tập đầu của bộ phim truyền hình Moonlighting. Matthew Modine sau này đã mô tả quá trình quay là vô cùng gian khổ: Anh phải cạo đầu mỗi tuần một lần, còn Ermey thì hét vào mặt anh suốt mười giờ đồng hồ mỗi ngày trong suốt giai đoạn quay những cảnh tại trại huấn luyện ở Parris Island.



Huế ở Luân Đôn!

Thật kỳ lạ khi một người cầu toàn như Kubrick lại quyết định quay hoàn toàn bộ phim ở Anh. Nhưng ấn tượng nhất là cảnh thành phố Huế hoang tàn vì bom đạn đã được dựng lại như thật. Kubrick đã dựa trên những bức ảnh thành phố Huế được chụp năm 1968 và phát hiện thấy một khu vực do công ty British Gas sở hữu là Beckton – một thị trấn cổ kính sản xuất khí đốt vào những năm 1930 bị bỏ hoang trên sông Thames – gần giống cảnh trong bức ảnh…

Để đạt được hiệu quả tối đa, các nghệ sĩ thiết kế mỹ thuật của Kubrick đã cho phá hủy, và nổ tung toàn bộ hoặc từng phần của các ngôi nhà. Họ còn sử dụng một quả cầu phá bê tông để làm thủng lỗ chỗ các bức tường và đốt cháy nham nhở một số tòa nhà trong khoảng thời gian hai tháng.

 



Kubrick cho làm một mô hình khu rừng bằng plastic được máy bay chở tới từ California nhưng ngay khi nhìn thấy có vẻ không ổn, ông quyết định sẽ dựng một khu rừng thật. Bối cảnh được chọn là vùng đầm lầy ở ngôi làng Cliffe, trên sông Thames với 200 cây cọ được nhập từ Tây Ban Nha và 100.000 cây nhiệt đới bằng plastic được mang tới từ Hong Kong để giả làm khu rừng Việt Nam.

Toàn bộ phần II của bộ phim diễn ra rất nghẹt thở và hấp dẫn, nhất là trường đoạn “mèo vờn chuột” kinh điển giữa đống hoang tàn của thành phố Huế Tết Mậu Thân 1968, khi cả một trung đội thủy quân lục chiến Mỹ bị ghim cứng trên các góc phố bởi một họng súng bắn tỉa của du kích Việt Nam. Thú vị nhất tay bắn tỉa siêu hạng sau đó lộ diện là một… nữ du kích trẻ!

Full Metal Jacket được thực hiện với kinh phí 17 triệu USD. Nhờ ảnh hưởng tích cực từ phim Platoon (Trung đội) của Oliver Stone năm 1986, nên bộ phim này cũng có doanh thu khả quan với gần 47 triệu USD tiền vé và nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình. Tờ Variety đánh giá đây là một “bộ phim dữ dội, mạch lạc, được thực hiện một cách xuất sắc!”, còn Vincent Canby của tờ New York Times nhận xét bộ phim “Gây đau lòng và… tuyệt hay!”.

  

 

-
Bạn chưa chọn thiết bị/film nào
0 GB
Hỗ trợ trực tuyến Facebook Messenger Facebook Messenger
(+84)286 680 54 58