IMDB 7.5/10
4K UHD - (DOLBY VISION - DTS-HD MA 5.1) USA
VIDEO:
Codec Bitrate Description
----- ------- -----------
MPEG-H HEVC Video 51998 kbps 2160p / 23.976 fps / 16:9 / Main 10 @ Level 5.1 @ High / 10 bits / HDR10 / BT.2020
* MPEG-H HEVC Video 13074 kbps 1080p / 23.976 fps / 16:9 / Main 10 @ Level 5.1 @ High / 10 bits / Dolby Vision / BT.2020
AUDIO:
Codec Language Bitrate Description
----- -------- ------- -----------
DTS-HD Master Audio English 4008 kbps 5.1 / 48 kHz / 4008 kbps / 24-bit (DTS Core: 5.1 / 48 kHz / 1509 kbps / 24-bit)
Dolby Digital Audio French 640 kbps 5.1 / 48 kHz / 640 kbps / DN -31dB
Charlize Theron: Đả nữ thần thái của “Kẻ phản bội”
Trầm trồ trước những màn đánh đấm nhanh gọn và pha đua xe điêu luyện trong “Kẻ phản bội” (The Italian Job), ít ai biết rằng "đóa hồng gai" Charlize Theron đã trải qua nhiều giông bão và mất mát trước khi chạm tay đến đỉnh vinh quang.
Xem lại những bức ảnh ngày xưa, Charlize Theron thẳng thắn nhận định rằng lúc nhỏ, cô không hề xinh đẹp như hiện tại. Cô từng bị sún răng do uống rất nhiều kháng sinh và không thể mọc lại răng cho tới năm 11 tuổi. Vào năm 13 tuổi, Theron được chuyển đến trường nội trú và bắt đầu học tại trường Nghệ thuật Quốc gia tại Johannesburg, một điều mà cả gia đình đều không mấy ủng hộ, ngoại trừ mẹ cô.
Charlize Theron (giũa) trong phim “Nghề Ý - Kẻ phản bội”
Không mấy ai ngờ rằng, bông hồng Nam Phi kiêu hãnh như Charlize Theron thuở nhỏ luôn phải sống trong buồn bã, sợ hãi và không có niềm tin vào tương lai. Cô cũng chẳng nuôi trong mình bất kì một mơ ước nào khi phải sống chung với người cha bạo lực và nghiện ngập. Không chỉ bản thân cô mà tất cả thành viên trong gia đình dường như đều chìm đắm trong địa ngục khi cha cô còn sống. Và những tháng ngày đau khổ đó của Charlize Theron đã kết thúc một cách kinh hoàng.
Thuở nhỏ, Charlize Theron đã phải trải qua những năm tháng không hạnh phúc với người cha nghiện ngập
Trong một lần xô xát, mẹ đã giương súng bắn chết cha cô, khép lại quãng đời sống trong sự tra tấn của bà và các con. Nhưng cũng từ đó, sự ám ảnh về cái chết của cha mình, về những gì mà đứa con gái 15 tuổi phải chứng kiến vẫn mãi đeo bám Charlize Theron đến tận ngày hôm nay. Sau biến cố tuổi thơ khó ai có thể tưởng tượng được, năm 16 tuổi Theron một thân một mình rời nhà đến châu Âu với hợp đồng làm người mẫu một năm, sau khi giành chiến thắng tại cuộc thi nhan sắc địa phương.
Nhưng trong lòng của cô gái trẻ khi ấy, giấc mơ ballet mới là tất cả. Bất ngờ, một tai nạn nghiêm trọng ở đầu gối phá tan mục tiêu trở thành vũ công của cô. Theron đành ngậm ngùi khép lại sự nghiệp múa khi mới tròn 19 tuổi. Cuối cùng, Charlize Theron quyết định liều lĩnh đi chuyến bay một chiều tới Los Angeles, Mỹ với giấc mơ thứ hai, mang tên điện ảnh. Đây chắc chắn không phải là ham thích nhất thời bộc phát mà nó đã có từ khi cô còn rất nhỏ.
Sau khi giấc mơ ballet bất thành, cô tìm đến đam mê thứ hai của mình là diễn xuất
Ngày bé, nơi cô sống không hề có rạp chiếu bóng và Theron thường đòi mẹ dẫn đi rất xa đến trung tâm của thị trấn, nơi có thể chiếu phim. Mỗi lần như vậy, hai mẹ con cô thường tranh thủ xem hết mọi bộ phim họ có thể xem trước khi lái xe trở về. Niềm yêu thích điện ảnh của Theron được hình thành từ đó, chỉ là nó vẫn còn quá mơ hồ để cô quyết tâm theo đuổi.
Hơn nữa, tiếng Anh không phải là ngôn ngữ đầu tiên của cô mà là Afrikaans, thứ tiếng địa phương ở Nam Phi. Cô ý thức được rằng giấc mơ lớn của mình không thể bị cản trở bởi ngôn ngữ nên đã kiên trì học tiếng Anh và cách nói giọng Mỹ, chỉ nhờ vào việc xem các bộ phim truyền hình.
Như sự sắp đặt của duyên số, cuộc tranh cãi tại một ngân hàng ở Los Angeles đã giúp Theron lọt vào mắt xanh chuyên gia săn lùng tài năng diễn xuất John Crosby. Lúc đó, Crosby đứng xếp hàng ngay sau cô và chứng kiến đầy đủ biểu cảm của người đẹp. Con đường của Theron ở Hollywood bắt đầu từ đó.
Lần lượt tham gia vào các vai diễn chính trong hàng loạt bộ phim nổi bật, không mất quá nhiều thời gian để Theron trở thành một diễn viên hạng A được săn đón nhất nhì Hollywood. Bên cạnh khả năng diễn xuất của mình, một trong những lý do mà các đạo diễn dồn dập trao cho cô các vai quan trọng còn bởi Charlize Theron khác với những nữ diễn viên còn lại ở chỗ cô dám hi sinh ngoại hình cho sự nghiệp.
Cô đã từng ra sức ăn uống tăng trọng lượng cơ thể lên hơn 20kg để vào vai bà mẹ ba con mang thai phục phịch, cũng như sẵn sàng cạo trọc đầu khi vào phim Max điên: Con đường cuồng nộ (Mad Max: Fury Road). Sau quá trình làm việc với Charlize, đạo diễn của Max điên là George Miller nhận xét một câu nổi tiếng rằng: “Bạn có thể ăn mặc như Furiosa, nhưng để trở thành Furiosa, bạn phải là Charlize Theron”.
Vai diễn trong “Max điên: Con đường cuồng nộ" đã đưa tên tuổi của cô lên tầm cao mới
Và đóa hóa xương rồng mà đạo diễn George Miller trồng giữa sa mạc đã làm được những việc phi thường trên trường quay mà ngay cả nam giới cũng phải thán phục. Dường như mỗi lần cô xuất hiện, người xem lại được thấy một Charlize Theron hoàn toàn khác nhưng luôn để lại dấu ấn sâu sắc. Sẽ rất khó để tìm ra những vai diễn giống nhau của người đẹp Nam Phi trong suốt sự nghiệp hơn 20 năm diễn xuất của mình.
Năm 2003, Theron góp mặt trong Kẻ phản bội (The Italian Job), phiên bản làm lại bộ phim kinh điển cùng tên, cùng Mark Wahlberg và Edward Norton. Nội dung phim kể về vụ đánh cướp số vàng 35 triệu USD ở thành phố Venice (Italy) của một băng cướp gồm có Steve - chuyên gia luồn lách ôtô siêu hạng, Lyle - thiên tài máy tính, Charlie đẹp trai, thông minh, kỹ sư cháy nổ Left Ear, Rob nhanh nhẹn và trùm mở khóa John Bridger.
Tuy nhiên, sau khi đưa số vàng ra nơi an toàn, họ đã bị một kẻ phản bội trong nhóm cuỗm sạch và giết chết John Bridger. Cả nhóm quyết tâm báo thù, với sự giúp đỡ của Stella, con gái của John, họ đã dựng nên một kế hoạch hoàn hảo.
Xuyên suốt bộ phim là những màn rượt đuổi ôtô, được quay ở nhiều góc độ khác nhau khiến các tình huống trở nên gay cấn, kịch tính và đẹp mắt. Trong phim còn có cảnh Lyle, thiên tài máy tính, thâm nhập vào hệ thống điều khiển giao thông và làm đảo lộn trật tự đèn tín hiệu gây nên cảnh kẹt xe. Để thực hiện cảnh này, đoàn làm phim đã huy động hơn 300 ôtô cùng hàng loạt xe tải xếp ngổn ngang. Camera được đặt trên trực thăng bay trên cao để quay cảnh những chiếc xe đang bị rượt đuổi len lỏi qua đám hỗn độn này.
Tạo hình của Charlize trong vai Stella - con gái của ông trùm tội phạm bị phản bội
Trong bộ phim này, Charlize Theron vào vai Stella - con gái của John Bridger. Với tài phá khóa thừa hưởng từ người cha đã bị giết chết, cô cùng các đồng sự khác vạch kế hoạch báo thù bằng cách cướp lại món đồ đã khiến kẻ thù xuống tay với cha của cô. Thời điểm bộ phim công chiếu, Charlize Theron được các nhà phê bình nhân xét rằng cô đã biết cách thể hiện nhiều nét cá tính và nổi loạn hơn trước.
Có thể nói, Charlize Theron là một trong số ít những nữ diễn viên có thể đảm nhận nhiều thể loại vai ở Hollywood. Cô vẫn đang từng bước ghi dấu trên con đường trở thành huyền thoại tại Hollywood. Với khả năng biến hóa đa dạng, minh tinh hoàn toàn có thể trở thành “trụ cột” cho cả những tác phẩm bom tấn lẫn nghệ thuật trong thời gian tới.
Những bộ phim nổi tiếng về đề tài tốc độ
3. Le Mans (1971)
Bộ phim này được thực hiện dựa trên cuộc đua có thật ngoài đời - Le Mans 24h - năm 1970. Le Mans được các nhà phê bình đánh giá là bộ phim thuần chất nhất. Tác phẩm này tràn ngập cảnh đua xe, rượt đuổi từ đầu đến cuối. Phần lời thoại rất ít, chỉ có thời lượng khoảng 6 phút trên phim. Dù không thành công ở thời điểm ra mắt, về sau này Le Mans dần trở thành tác phẩm không thể bỏ qua đối với những người đam mê tốc độ.
4. Gone in 60 Seconds (1974)
Ở thời điểm ra mắt, Gone in 60 Seconds sở hữu nhiều điểm đặc biệt. Bộ phim này do H.B.Halicki làm đạo diễn kiêm nhà sản xuất, biên kịch và thủ vai chính. Cảnh rượt đuổi trong phim kéo dài tới 34 phút, đi qua 6 thành phố của bang California và khiến 93 phương tiện giao thông các loại bị phá hủy - một kỷ lục thời đó. Đến năm 2000, Gone in 60 Seconds được làm lại với sự tham gia của Nicholas Cage và Angelina Jolie cùng sự xuất hiện của nhiều loại siêu xe. Tuy nhiên, phiên bản làm lại này không được đánh giá cao bằng phiên bản gốc.
5. Days of Thunder (1990)
Sau thành công của Top Gun, Tom Cruise và đạo diễn Tony Scott lại tiếp tục hợp tác trong bộ phim Days of Thunder. Bộ phim có nội dung về NASCAR, thể thức đua xe rất nổi tiếng tại Bắc Mỹ. Ngoài việc được quay tại các trường đua nổi tiếng, phim còn có sự tham gia của các tay đua thực sự. Days of Thunder là bộ phim đầu tiên của Nicole Kidman tại Hollywwod và là bước khởi đầu cho mối quan tình cảm dẫn đến hôn nhân của cô và Tom Cruise về sau này.
6. Speed (1994)
Đúng như cái tên, bộ phim khiến khán giả đắm chìm trong không gian của tốc độ và hành động từ đầu đến cuối. Trong phim, Keanu Reeves và Sandra Bullock vào vai hai nhân vật phải tìm cách gỡ một quả bom trên chiếc xe bus luôn chạy với tốc độ 80km/h trên những tuyến phố đông đúc ở Los Angeles. Để hoàn thành tác phẩm này, đoàn phim phải xin chặn một số tuyến đường cao tốc và sử dụng tới 14 chiếc xe bus khác nhau. Speed được đánh giá là bộ phim phải xem đối với các fan phim hành động tốc độ và cũng là một thành công lớn trong sự nghiệp của Keanu Reeves và Sandra Bullock. Năm 1997, phần hai của bộ phim này ra mắt với tên gọi Speed 2: Cruise Control nhưng thiếu vắng Keanu Reeves và là một thất bại lớn.
7. Ronin (1998)
Sau Grand Prix, đạo diễn John Frankenheimer tiếp tục khiến khán giả phấn khích với những hình ảnh tốc độ trong bộ phim Ronin. Để mang đến cảm giác chân thực nhất, các cảnh đuổi bắt trong phim không hề sử dụng một chút kỹ xảo nào. Trong quá trình chạy và đuổi khắp Paris, tốc độ của những chiếc xe có lúc lên tới 190 km/h. Để thực hiện trường đoạn này, đoàn phim cần tới 300 diễn viên đóng thế và 80 chiếc xe bị phá hỏng.
8. Loạt phim Fast & Furious (từ 2001 đến nay)
The Fast and the Furious ra mắt năm 2001 mang đến một phong cách mới lạ cho những bộ phim về đua xe và tốc độ. Phim khắc họa cuộc sống của những kẻ ngoài vòng pháp luật, sống bằng nghề cướp xe tải chở hàng với phương tiện là những chiếc “xế độ” có tốc độ kinh hoàng. The Fast and the Furious là tập đầu tiên của loạt phim hành động – đua xe ăn khách đã ra được 7 tập phim, với tập thứ bảy sẽ ra mắt vào ngày 3/4 tới, và đưa tên tuổi của Vin Diesel cùng Paul Walker lên hàng siêu sao.
9. Loạt phim The Transporter (2002 - 2006)
Từ một diễn viên vô danh, Jason Statham vụt sáng thành một ngôi sao hành động nhờ đóng vai chính trong Transporter. Trong bộ phim có ba phần, tài tử người Anh thủ vai một người vận chuyển luôn giữ nguyên tắc “không biết – không nghe – không thấy” và khả năng lái xe thượng thừa: chính xác từng milimet và vừa vặn đến từng giây. Jason Statham tham gia cả phần hai và phần ba của loạt phim này.
Tuy nhiên, anh sẽ được thay thế bằng một diễn viên người Anh khác là Ed Skrein trong series Transporter mới. Tập đầu tiên của series này sẽ ra mắt vào ngày 19/6 với tên gọi The Transporter: Refueled.
10. Rush (2013)
Đây là bộ phim dựa trên cuộc đua tranh có thật của hai tay đua huyền thoại James Hunt và Niki Lauda ở mùa giải đua xe Công thức 1 năm 1976 đã đi vào lịch sử. Tác phẩm này có nhiều cảnh quay đẹp mắt và táo bạo trên đường đua F1 giúp cho người xem cảm nhận được sự hứng khởi như những khán giả trực tiếp theo dõi các tay đua về đích cũng như sự nguy hiểm của môn thể thao này.
Rush nhận được vô số lời khen từ các nhà phê bình phim trên thế giới nhờ tái hiện được không khí khốc liệt, nghẹt thở và đầy kịch tính của các vòng đua Công thức 1. Bộ phim cũng được lòng khán giả tới mức nhiều người sau khi xem xong cho biết, họ muốn được một lần trải nghiệm cảm giác cầm lái một chiếc F1 trên đường đua.
TRAILER