Wladyslaw Szpilman (Brody), một nghệ sĩ dương cầm do thái người Ba Lan nổi tiếng làm việc tại đài phát thanh Warsaw, nhìn thấy cả thế giới của mình đổ sập trong chiến tranh thế giới thứ 2 và sự xâm lược của Đức vào Ba Lan vào 1 tháng 1 năm 1939. Sau khi trạm radio bị phá hủy bởi bom đạn Đức, Szpilman về nhà và biết được rằng Anh và Pháp đã tuyên chiến với phát xít Đức. Anh và cả nhà vui mừng tin rằng chiến tranh sẽ sớm kết thúc. Khi lính SS chiếm đóng Warsaw sau khi Wehramacht rời khỏi, điều kiện sống của người Do Thái ngày càng tồi tệ hơn, các quyền của họ dần bị tước bỏ: đầu tiên là chỉ cho phép sở hữu một lượng tiền giới hạn trong mỗi gia đình, sau đó họ phải đeo băng trên tay với ngôi sao sáu cánh màu xanh da trời như là dấu hiệu của người Do Thái, rồi là đến cuối năm 1940, họ buộc phải rời đến khu dành cho người Do Thái của Warsaw dơ ráy và bẩn thỉu. Ở đó, họ đối mặt với đói, sự ngược đãi, và bị làm nhục bởi lính SS và luôn phải đối mặt với cái chết, sự tra khảo và nạn đói. Phát xít càng trở nên tàn ác hơn và gia đình đã chứng kiến rất nhiều cảnh man rợ nhằm vào người Do Thái. Trong đó có cảnh một toán Einsatzgruppen, dẫn đầu là một hạ sĩ quan, đến căn hộ của một gia đình đối diện gia đình Szpilman. Chúng yêu cầu gia đình đứng dậy, một người già nhất trong gia đình đó ngồi trên xe lăn không thể đứng được. Lính SS đã nép ông ta xuống từ ban công. Những người còn lại của gia đình này được đưa xuống đường và bắn sau đó lái xe đè chốc cả những người này.
Sau đó gia đình anh cùng hàng nghìn người khác bị quây lại thành từng phần để đưa tới trại thiêu xác ở Treblinka. Cũng như những người khác đang bị đưa đi, Szpilman được cứu thoát ở phút cuối bởi một người cảnh sát Do Thái của trại, người đã trở thành người bạn của gia đình anh. Bị tách ra khỏi gia đình và những người thân, Szpilman xoay xở để sống sót. Đầu tiên anh bị đẩy vào đơn vị tái thiết Đức bên trong trại tập trung như là một lao động nô lệ. Trong thời gian này một người khác bí mật kể cho Szpilman hai thông tin quyết định. Một là còn rất nhiều người Do Thái còn sống sót biết về kế hoạch diệt chủng người Do Thái của Đức, hai là có một kế hoach nổi dậy chống lại người Đức đang được chuẩn bị. Szpilman tình nguyện tham gia giúp đỡ cho kế hoạch này. Anh tranh thủ giúp vận chuyển vũ khí vào trong khu trại tập trung và trong một lần thì suýt bị bắt.
Sau đó, trước khi kế hoạch nổi dậy được bắt đầu, Szpilman quyết định tới ẩn chốn ở ngoài khu trại tập trung, nhờ vào sự giúp đỡ của một gia đình không phải Do Thái, những người vẫn nhớ đến anh như là đồng nghiệp cũ ở đài phát thanh. Trong khi sống ẩn, anh nhìn thấy rất nhiều tội lỗi man rợ của lính SS, như giết người hàng loạt, phá hủy và thiêu những người Do Thái, những người nổi dậy khác. Năm 1943, Szpilman còn chứng kiến cảnh nổi dậy ở trại tập trung Warsaw mà anh đã từng giúp, và kết quả là lính SS bằng sức mạnh đã vào vào được trại tập trung và giết gần như hết những người nổi dậy. Một năm trôi qua, cuộc sống ở Warsaw càng tồi tệ hơn. Szpilman bị buộc phải bỏ chốn khỏi nơi ẩn náu đầu tiên sau khi một hàng xóm độc ác (người mà đoán rằn là chủ nhà, do đó đã hỏi anh về giấy chứng minh ) phát hiện ra sự có mặt của anh và dọa sẽ bắt giữ. Ở nơi ẩu náu thứ hai của mình, gần bệnh viện quân sự Đức, trong nơi ẩn náu thứ hai, anh được chỉ cho một căn phòn với cây đàn dương cầm và được lưu ý giữ im lặng nhất có thể. Szpilman tât nhiên không thể chống lại được và mở bàn phím cây đàn. Cũng ở đây, anh suýt chết vì bệnh vàng da và ngộ độc thực phẩm.
Tháng 8 năm 1944, lực lượng kháng chiến Ba Lan nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Đức. Szpilman chứng kiến những người nổi dậy chiến đấu bên ngoài cửa sổ. Lại một lần nữa Szpilman gần như thoát khỏi cái chết khi mà pháo xe tăng Đức bắn vào căn hộ nơi anh đang chốn. Warsaw gần như bị san bằng và không có người sinh sống, kết quả của những trận đánh. Sau đó những người Warsaw còn sống sót bị trục xuất khỏi thành phố đổ nát và chốn thoát khỏi Đức khi Hồng quân Liên Xo đến gần, Szpilman còn lại một mình. Trong những ngôi nhà còn lại, anh tìm kiếm thức ăn. Trong một lần cố mở một hộp thức ăn, anh đã bị phát hiện bởi một sĩ quan Wehrmacht Wilm Hosenfeld (Kretschmann). Sĩ quan này hỏi Szpilman và phát hiện ra anh là một nghệ sĩ dương cầm, Hosenfeld yêu cầu Szpilman chơi cho trên cây đàn dương cầm cánh mà còn lại trong ngôi nhà. Szpilman yếu đuối, chỉ như một cái bóng của nghệ sĩ dương cầm chói lọi ngày nào, chơi một bản rút ngắn của Chopin, Ballade in G minor. Hosenfeld để Szpilman tiếp tục ẩn chốn trong gác mái của ngôi nhà, và thậm chí còn mang cả thức ăn đến cứu sông anh. Sau đo vài tuần, lính Đức bị buộc phải rút khỏi Warsaw bởi sự tấn công của Hồng Quân. Trước khi rời khỏ nơi này Hosenfeld hỏi Szpilman tên anh và một ngày nào đó, có thể sẽ nghe thấy nó, và còn nhận xét rằng đó là một các nói khác của “nhạc sĩ dương cầm” ( Szpilman trong tiếng Ba Lan chuyển qua tiếng Đức có nghĩa là người biểu diễn). hosenfeld còn hứa là sẽ nghe Szpilman biểu diễn trên đài phát thanh Ba Lan. Anh đưa cho Szpilman đồng phục là chiếc áo khoác rồi đi. Sau đó chiếc áo khoác còn là sự hiều lầm khi Hồng quân tưởng lầm anh là lính Đức. Tuy nhiên ngay sau đó anh đã thuyết phục được. Những người tù mới được trả tự do từ những trại tập trung trở về nhà đi ngang qua hàng rào trong đó có những tù nhân chiến tranh Đức, được gác bởi lính Liên Xo, một người tù nhân Đức bị thương đã gọi một người đi đường và cho anh này biết tên mình là Hosenfeld, bảo anh ta nói vời Szpilman giúp thả tự do. Tuy nhiên khi Szpilman tới nơi thì họ đã đi khỏi, cùng với tất cả trại, hàng rào. Trong cảnh cuối của phim, Szpilman vui mừng chơi bài 'Grand Polonaise brillante in E flat mảo của Chopin cho rất nhiều khán giả Warsaw. Dòng chữ cuối phim cho biết rằng Szpilman tiếp tục sống ở Warsawvà chết 2000, Hosenfeld chết năm 1952 ở trại tù KGB, tuy nhiên sau khi chết được vinh danh vì đã cứu sống Szpilman và thiên hướng chống lại chính chế độ tội ác của chế độ mình.
TRAILER