Trang chủ > Phim Blu-ray > Hành động (Action)

B171 - Black Hawk Down - Diều Hâu Gẫy Cánh 2D25G (DTS-HD MA 5.1)

Mã phim: B171
Đạo diễn: Ridley Scott
Diễn viên: Josh Hartnett, Ewan McGregor, Tom Sizemore, Eric Bana
Kịch bản:
Size: 25 GB
Ngôn ngữ: English
Phụ đề: English,Vietnamese

 IMDb : 7.7/10

 

Black Hawk Down Thất bại đẫm máu của đặc nhiệm Mỹ tại Somalia

 

Black Hawk Down tái hiện trận chiến Mogadishu 20 năm về trước là một thất bại đầy cay đắng và đẫm máu đối với lực lượng đặc nhiệm của Mỹ, kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.

 

Chiều ngày 3/10/1993, các binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm TFR (Task Force Ranger) của Mỹ được giao nhiệm vụ truy đuổi hai thủ lĩnh cấp cao của Somalia tại một địa điểm ở Mogadishu (Somalia). Sứ mệnh này dự kiến chỉ kéo dài 1 giờ đồng hồ, tuy nhiên, sau đó, các binh sĩ Mỹ đã bị mắc kẹt tại trung tâm thủ đô Mogadishu trong một cuộc đấu tranh tuyệt vọng giữa sự sống và cái chết. Kết quả là 18 lính đặc nhiệm Mỹ đã thiệt mạng.

Vì sao đặc nhiệm Mỹ có mặt ở Somalia?

Cuộc nội chiến ở Somalia đã tàn phá nặng nề ngành nông nghiệp trong nước, gây ra nạn đói lớn.

Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã tổ chức cứu trợ cho Somalia nhưng tới 80% thực phẩm việc trợ đã bị các phe phái quân sự ở nước này chiếm đoạt để đổi lấy vũ khí và lòng trung thành. Trước tình hình đó, vào tháng 3/1993, một hiệp ước hòa bình đã được xác lập. Đến cuối tháng này, gần 30.000 binh sĩ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đã được triển khai tới Somalia để thực thi các thỏa thuận ngừng bắn và bảo vệ việc phân phát lương thực. Chính phủ Mỹ đã cùng LHQ triển khai chiến dịch “Tái tạo hy vọng”, đưa lương thực và lính thủy đánh bộ đến Somalia.

Trong vòng vài tháng, phe quân sự do Mohamed Farrah Aidid cầm đầu (Liên minh quốc gia Somalia) đã tuyên bố rằng họ không coi trọng hiệp ước hòa bình được thông qua hồi tháng 3. Phe này tiếp tục tuyên truyền trên đài phát thanh những nội dung chống lại LHQ và từ chối giao nộp vũ khí.

Một cảnh trong phim

Một cảnh trong phim "Black Hawk Down" (2001) tái hiện lại trận đánh Mogadishu

Ngày 5/6/1993, 24 lính Pakistan thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ bị các tay súng Somalia sát hại khi đang kiểm tra một kho vũ khí. Thủ lĩnh quân sự địa phương Mohamed Farrah Aidid bị nghi ngờ là thủ phạm của vụ thảm sát. Ngay lập tức, quân Mỹ tấn công hàng loạt mục tiêu liên quan tới tướng Aidid ở Mogadishu và đô đốc Mỹ Jonathan Howe treo giải thưởng 25.000 USD cho ai cung cấp thông tin dẫn tới việc bắt giữ Aidid.

Ngày 12/6/1993, trực thăng AH-1 Cobra của Mỹ tấn công một khu nhà nơi các thủ lĩnh địa phương đang hội họp. Tòa nhà bị phá hủy và nhiều người Somalia thiệt mạng. Sau đó, 4 nhà báo phương Tây đã tới để điều tra sự kiện này nhưng họ bị một đám đông Somalia đánh chết. Tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng và người Mỹ đã quyết định hành động

Cuối tháng 8/1993, Mỹ thành lập một chiến đoàn đặc biệt (TFR) bao gồm lính biệt kích Lực lượng Delta, Lực lượng biệt kích, lực lượng đặc nhiệm hải quân và một đơn vị không quân với nhiệm vụ là truy bắt Mohamed Farrah Aidid và thủ hạ.

Diều hâu gãy cánh

 

Vào ngày 3/10/1993, trận chiến bắt đầu giữa khoảng 2.000 - 4.000 chiến binh của Liên minh Quốc gia Somalia với 160 lính đặc nhiệm Mỹ. TFR huy động 160 lính, 19 máy bay và 12 xe tham chiến. Quân đội Mỹ dự kiến hoàn thành một cuộc tấn công chớp choáng nhưng kế hoạch bị phá sản.

Dù đã thực hành không biết bao nhiêu lần và đã thành công trong cả 6 sứ mệnh trước đó nhưng trong quá trình đột kích lần này, khi 4 lính biệt kích đu dây từ trực thăng để áp sát mục tiêu, tai nạn đã xảy ra. Binh nhì Todd Blackburn bị tuột tay, rơi từ độ cao khoảng 20m xuống đất và bị thương nặng. Ngay lập tức, phiến quân bao vây khu vực quân Mỹ định tấn công. Cuộc chiến ác liệt diễn ra trên từng góc phố. Sau đó một chiếc trực thăng UH-60 Black Hawk của Mỹ bị trúng đạn RPG vào đuôi và hai phi công tử nạn.

Xác một chiếc trực thăng Black Hawk bị bắn hạ tại Mogadishu năm 1993
Xác một chiếc trực thăng Black Hawk bị bắn hạ tại Mogadishu năm 1993

Thêm một máy bay UH-60 Black Hawk khác cũng bị trúng đạn RPG và rơi khi đang làm nhiệm vụ thay thế chiếc thứ nhất. Phiến quân Somalia ngay lập tức vây lấy khu vực máy bay rơi và bắn chết một số lính đặc nhiệm của Mỹ. Từ đó, quân đội Mỹ mất dần ưu thế trong khi phải dồn sức cứu các binh sĩ bị thương ngày một nhiều.

Michael Durant - người sống sót sau vụ tấn công kể lại: "Tôi nghe một tiếng nổ lớn và máy bay bắt đầu quay vòng vòng. Vì nó quay rất nhanh nên tôi không thể nhìn thấy bất cứ điều gì xung quanh. Có thể, chúng tôi đã rơi xuống đất chỉ trong khoảng 15 giây”, ông Durant mô tả thời điểm máy bay Black Hawk bị dân quân Somalia bắn hạ.

Máy bay của ông Durant là chiếc Black Hawk thứ hai bị bắn hạ trong đó ông là người duy nhất may mắn sống sót trong đội bay Black Hawk. “Tôi là người sống sót duy nhất. Chúng tôi đã mất toàn bộ phi hành đoàn. Khi máy bay rơi, hàng chục người Somalia bao quanh tôi, đi qua tôi và đánh đập tôi đến gần chết”. Durant may mắn sống sót khi một tay súng cho rằng có thể dùng ông làm tù binh trao đổi.

Cơn ác mộng Somalia

Một đội giải cứu được thành lập, bao gồm cả lính Pakistan và Malaysia với tăng và xe bọc thép đã được huy động. Trận đánh kéo dài đến rạng sáng ngày 4/10. Theo New York Times, đã có 18 lính Mỹ thiệt mạng, 75 bị thương và 1 bị bắt. Trong khi đó, theo 1 số tài liệu ghi nhận, có tới 84 người bị thương. Cũng có tài liệu nói có tới 19 lính Mỹ thiệt mạng và 73 bị thương.

Sau trận chiến này, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ Bill Clinton ra lệnh rút quân khỏi Somalia. Đầu năm 1995, quân Mỹ có trở lại Somalia nhưng là để bảo vệ cuộc rút quân của 6.200 lính LHQ. Đầu năm 2007, Mỹ mới chính thức trở lại Somalia song không phải là một cuộc đổ bộ ồ ạt và những trận đánh giáp lá cà của 14 năm về trước mà là vài đợt không kích rời rạc và một loạt hoạt động bí mật.

Đây được coi là một chiến dịch thất bại của Mỹ vì họ không bắt được Aidid trong khi lại chịu tổn thất nặng nề. Mãi đến năm 1996, Aidid mới chết trong cuộc đọ súng với một nhóm phiến quân ở Somalia. Có thông tin cho rằng CIA đứng đằng sau cái chết của Aidid nhưng đến nay thì đây vẫn là điều bí ẩn.

“Trận chiến Mogadishu” với hình ảnh lính Mỹ bị bắt, bị trói và xác họ bị kéo lê trên đường phố trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với quân đội và người dân Mỹ. Tất cả đã gây ra một cú sốc thực sự đối với công chúng nước Mỹ.

 

Cho tới tận bây giờ, ngày 3/10/1993 vẫn luôn được nhắc tới như một lý do để Mỹ tránh các cuộc can thiệp nhân đạo.

 

-
Bạn chưa chọn thiết bị/film nào
0 GB
Hỗ trợ trực tuyến Facebook Messenger Facebook Messenger
(+84)286 680 54 58