Trang chủ > Phim Blu-ray > Tình Cảm - Hài - Family

B4163. The Fountain - Người Bất Tử 2D25G (DTS-HD MA 5.1)

Mã phim: B4163
Đạo diễn: Darren Aronofsky
Diễn viên: Hugh Jackman, Rachel Weisz, Sean Patrick Thomas
Kịch bản:
Size: 25 GB
Ngôn ngữ: English
Phụ đề: English - Vietnamese

 

 

 IMDb : 7.2/10

 

 

The Fountain – Điều gì nằm phía sau cái chết?

 

“Cơ thể của chúng ta là nhà tù cho linh hồn. Da thịt và máu mủ là những chấn song của sự giam cầm. Nhưng đừng sợ. Cái chết sẽ biến tất cả thành tro bụi. Và nhờ đó, cái chết giải phóng mọi linh hồn.” – Giáo chủ Silecio

 

 

 

 

The Fountain là một bộ phim đã ra đời cách đây hơn chục năm, phối trộn các yếu tố giả tưởng, sử thi, tâm linh và khoa học viễn tưởng. Với những ai chưa từng có nghiên cứu hay trải nghiệm tâm linh tôn giáo thì khi xem phim The Fountain sẽ thấy rất mơ hồ, khó nắm bắt. Nó diễn đạt trực tiếp vào chủ đề huyền bí với các chi tiết nói về thời gian, sự sống, cái chết, thiền định, tiền kiếp, sự giải thoát, mối quan hệ giữa thân xác và linh hồn, v.v… Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng nội dung quan trọng nhất của The Fountain là tập trung trả lời câu hỏi điều gì nằm phía sau cái chết – bí ẩn muôn thuở đối với loài người. Và bằng việc giải đáp câu hỏi đó, bộ phim đồng thời cũng mở khóa những cánh cửa đóng kín về gốc rễ của khổ đau, bí kíp có được bình an trong tâm hồn và sự sống bất diệt. 

 

 

Cây sự sống (Tree of life)
 

 

Cốt truyện cơ bản kể về một người đàn ông tên là Tommy, cố gắng cứu sống vợ mình bằng cách tìm ra một phương thuốc trường sinh. Khi căn bệnh ung thư ập đến với vợ anh ta – Izzi, thì cả hai người đều phải đối mặt với những nỗi sợ hãi to lớn: chết đi và chia lìa với người thân yêu. 

Tôi tin rằng lý do một người không thể chấp nhận được cái chết một cách bình an hay không thể đối diện được với nó đó là trong họ còn cuộn trào những sự sợ hãi. Sợ hãi thúc đẩy họ chống cự lại những gì đang diễn biến. Và chính những nỗ lực phản kháng gây nên đau khổ khi nó phải hứng chịu sự bào mòn không thương tiếc của dòng sông hiện tại. Chúng ta không thể giải đáp được câu hỏi “điều gì nằm sau cái chết” khi còn chưa nhận biết được điều gì nằm trước cái chết – thứ ngăn cản ta tiếp xúc và đi qua nó.

 

Trong phim The Fountain, cái chết được nhìn nhận ở hai mức độ khác nhau: của xác thân và của tâm trí (sự nỗ lực.) Cả hai đều đưa con người hòa nhập về với dòng chảy của sự sống. Bằng thiền định, chúng ta có thể nếm trải và thấu hiểu cả hai mức độ này. Nhờ đó, ta có thể chấm dứt được sự tăm tối trong góc nhìn của mình về những quy luật tự nhiên – xóa nhòa mọi bất an, muộn phiền. Hay theo cách nói quen thuộc trong Đạo Phật, thì ta đã giác ngộ sự thật về đau khổ, hòa nhập Niết Bàn.

 

 

 

The Fountain HD images
Tommy ngồi thiền

 

 

Nhân vật Tommy trong phim làm đủ mọi cách để tìm cây sự sống, đưa vợ trở về từ cõi chết. Nhưng rốt cuộc, tất cả những điều đó được thực hiện chỉ là để đẩy những ước muốn của anh ta đến điểm tận cùng, và sau cùng là để buông chúng đi hết thảy. Khi cái chết trong tâm trí là sự quy phục (surrender) được diễn ra thì nó sẽ phủ trùm lên mọi nỗi sợ hãi để chúng tự kết thúc vòng đời của mình. Khi ấy, một người sẽ không còn khiếp đảm cái chết vật lý nữa, mà hiểu rằng nó chỉ là một sự biến đổi – là bản chất vô thường của cuộc đời.

Trong phim Star Wars VIII: The Last Jedi (2017), nếu các bạn có theo dõi, nhân vật Joda cũng đã truyền đạt những góc nhìn tương tự:

“Death is a natural part of life. Rejoice for those around you who transform into the Force.” (Tạm dịch: Cái chết là một phần tự nhiên của cuộc sống. Hãy vui mừng cho những ai ở quanh ngươi hòa mình vào Thần lực.)

Hay trong The Lion King (1994), vua Mufasa cũng nói với con trai của mình rằng:

“When we die, our bodies become the grass, and the antelope eat the grass. And so we are all connnected in the great circle of Life.” (Tạm dịch: Khi chúng ta chết đi, xác thân ta sẽ trở thành cỏ, và linh dương ăn cỏ. Nên tất cả chúng ta đều được kết nối trong vòng tuần hoàn vĩ đại của cuộc sống.)

 

Tôi cho rằng không có nhiều người tiếp cận được tới cái chết của tâm trí, mà chỉ có thể dừng lại ở ngưỡng cơ thể – nơi góc nhìn vẫn còn là sự chia cắt, giam cầm bởi đôi mắt trần tục. Điểm chung của những bậc vĩ nhân như Lão Tử, Phật, Jesus, là họ đều đề cập về cái chết bên trong – được diễn đạt dưới những cách gọi vô vi, tánh không, hay sự quy phục. Khi xem The Fountain, tôi thấy rất xúc động khi nó miêu tả trạng thái sống/chết vô cùng trực quan với nhiều hình ảnh sống động, ở cả hai mức độ thân xác và tâm trí: người chết mòn trong bệnh tật, người hành xác, ngôi sao đang tan rã, hoa lá bung nở từ lòng đất, v.v…

 

 

Cá nhân tôi đánh giá The Fountain là một bộ phim rất hay khi diễn đạt chuyên sâu và chi tiết về cái chết và việc thiền định – những chủ đề khó tiếp cận, hình dung. Khi xem phim, đặc biệt là đoạn cao trào cuối cùng, tôi thấy nó có một sự tương đồng không nhỏ với những gì thể hiện trong video của Terence McKenna – Một miền đất nằm ngoài không gian và thời gian.

 


 

“Bước ra ngoài thể xác trần tục và bước vào trong những đại dương photon điện trường, bước vào thế giới của ý tưởng, ta trở thành giấc mơ của mình. Ta trở thành những cơn mơ hoang từng có. Ta khám phá ra được chính mình. Ta đuổi theo kẻ khác thông qua Eros đi vào siêu việt. Ta bỏ lại đằng sau cái thân xác của loài khỉ. Ta dang cánh bay.” – Terence McKenna

 

Ngoài ra, bằng việc liên kết nội dung với những chi tiết được viết trong kinh thánh: câu chuyện vườn địa đàng, cây sự sống; hay những ghi chép của người Maya, bộ phim càng trở nên hấp dẫn với những khán giả quan tâm đến những điều huyền bí. Phim được diễn biến theo ba dòng thời gian quá khứ – hiện tại – tương lai đan xen. Chúng hòa nhập, tương thông trực tiếp với nhau vào những phút cuối cùng. Đây cũng là tác nhân tạo nên sự thú vị của bộ phim, kích thích tư duy của người xem.

 

Tóm lại, The Fountain là một bộ phim đáng thưởng thức, nó khơi gợi rất nhiều những liên kết và suy tưởng của khán giả, không chỉ về đời sống thường ngày, mà còn về đời sống tâm hồn, tâm linh. Chấm điểm 8.5/10.

 

-
Bạn chưa chọn thiết bị/film nào
0 GB
Hỗ trợ trực tuyến Facebook Messenger Facebook Messenger
(+84)286 680 54 58