IMDB 6.8/10
4K UHD (DTS-X 7.1 - HDR 10+) USA
VIDEO:
Codec Bitrate Description
--------------- ------------- -----------
MPEG-H HEVC Video 57,416 kbps 2160p / 23.976 fps / 16:9 / Main 10 @ Level 5.1 @ High / 4:2:0 / 10 bits / HDR10 / Limited Range / BT.2020
AUDIO:
Codec Language Bitrate Description
--------------- ------------- ------------- -----------
DTS:X Master Audio English 7356 kbps 7.1 / 48 kHz / 7356 kbps / 24-bit (DTS Core: 5.1 / 48 kHz / 1509 kbps / 24-bit)
DTS Audio French 768 kbps 5.1 / 48 kHz / 768 kbps / 24-bit
Bữa Tiệc Thịnh Soạn Với Hình Ảnh Hút Mắt Và Âm Nhạc Quyến Rũ
Mamma Mia! có một cốt truyện không quá phức tạp, nếu không muốn nói là quá đơn giản và có phần hơi trẻ con. Sức cuốn hút của bộ phim không đến từ cốt truyện mà đó là sự tổng hòa của nhiều yếu tố: cảnh quay đẹp, diễn viên vừa có ngoại hình đẹp vừa diễn xuất tốt và quan trọng nhất là âm nhạc. Bộ phim như chiêu đãi người xem một bữa tiệc thịnh soạn với phần hình ảnh mãn nhãn và những giai điệu từng vang bóng một thời của nhóm nhạc ABBA. Những ca khúc quen thuộc như được thổi một làn gió mới, đầy sức sống và được thể hiện bởi chính giọng hát của các diễn viên trong phim. Có thể giọng hát của họ chưa thể sánh bằng các ca sĩ chuyên nghiệp nhưng chính sự mộc mạc, hồn nhiên và cảm xúc của họ lại thổi hồn cho những lời ca.
Mamma Mia dựa trên vở nhạc kịch nổi tiếng cùng tên của Catherine Johnson. Thành công vang dội của vở kịch đã thôi thúc nhà sản xuất Judy Craymer chuyển thể thành một bộ phim điện ảnh với tham vọng đạt được thành công rực rỡ hơn thế.
Bộ phim đã đưa người xem đến với hòn đảo Kalokairi xinh đẹp của đất nước Hy Lạp, ở vùng biển Địa Trung Hải. Trên nền biển xanh cát trắng, đầy ắp nắng và gió ấy là những người phụ nữ xinh đẹp, khỏe khoắn, tràn sức sống thuộc hai thế hệ. Cô con gái Sophie (Amanda Seyfried), con của bà chủ khách sạn Donna (Meryl Streep) đang chuẩn bị cho một đám cưới lãng mạn với anh chàng Sky (Dominic Cooper). Trước ngày cưới, cô đã bí mật gửi ba lá thư cho ba người đàn ông có thể là cha ruột của mình, sau khi đã đọc lén nhật ký của mẹ.
Bối cảnh của phim là hòn đảo Kalokairi xinh đẹp.
Đó là Sam Carmichael (Pierce Brosnan), một kiến trúc sư người Ireland, Bill Anderson (Stellan Skarsgård), một nhà thám hiểm và nhà văn người Thụy Điển và Harry Bright (Colin Firth), một nhân viên ngân hàng người Anh. 20 năm trước, cả ba đã hẹn hò và đều "chấm chấm chấm" với mẹ cô tại chính hòn đảo xinh đẹp này, sau đó họ rời đi và Sophie được ra đời.
Không hẹn mà gặp, cả ba cùng quay trở lại hòn đảo đã ghi dấu mối tình say đắm 20 năm trước. Cuộc hội ngộ bất ngờ của Donna với ba mối tình xưa khiến bà chìm trong hoài niệm, oán giận, hạnh phúc và cả những giọt nước mắt. Mọi chuyện trở nên rắc rối hơn khi chính Donna cũng không chắc ai mới là cha ruột của con gái mình và cả ba đều tự nhận mình là cha cô bé, đều có nguyện vọng dắt tay con gái tiến vào lễ đường trong ngày trọng đại.
Ba người cha "tiềm năng" của Sophie.
Bữa tiệc thịnh soạn với hình ảnh hút mắt và âm nhạc quyến rũ
Mamma Mia! có một cốt truyện không quá phức tạp, nếu không muốn nói là quá đơn giản và có phần hơi trẻ con. Sức cuốn hút của bộ phim không đến từ cốt truyện mà đó là sự tổng hòa của nhiều yếu tố: cảnh quay đẹp, diễn viên vừa có ngoại hình đẹp vừa diễn xuất tốt và quan trọng nhất là âm nhạc. Bộ phim như chiêu đãi người xem một bữa tiệc thịnh soạn với phần hình ảnh mãn nhãn và những giai điệu từng vang bóng một thời của nhóm nhạc ABBA. Những ca khúc quen thuộc như được thổi một làn gió mới, đầy sức sống và được thể hiện bởi chính giọng hát của các diễn viên trong phim. Có thể giọng hát của họ chưa thể sánh bằng các ca sĩ chuyên nghiệp nhưng chính sự mộc mạc, hồn nhiên và cảm xúc của họ lại thổi hồn cho những lời ca.
Vốn là một bộ phim nhạc kịch nên từ đầu tới cuối, bộ phim là một chuỗi 20 ca khúc với giai điệu khác nhau, khi thì vui vẻ, sôi động, lúc lại trầm bổng, du dương, đầy tâm trạng. Giai điệu và ca từ mỗi bài hát cũng góp phần kể chuyện và thể hiện cảm xúc, lời thoại của nhân vật. Mỗi ca khúc ấy lại như một lời tự sự, giãi bày. Mở đầu bộ phim, Sophie cất lên giọng hát trong trẻo với I Have A Dream, thể hiện một niềm khát khao tìm lại một phần máu mủ của mình. Bài hát I Have A Dream được vang lên một lần nữa ở gần cuối phim khi Sophie đã xác định được điều mình muốn và quyết định thực hiện ước mơ.
Ai cũng muốn nhận cô làm con gái.
Khi giai điệu bài Our Last Summer vang lên cùng với tiếng guitar, dường như cả một mùa hè đẹp đẽ, thanh tân đã quay trở lại với những kỷ niệm bên người yêu dấu. Đó là nỗi niềm sâu kín của hai người yêu nhau nhưng không đến được với nhau, được Donna (Meryl Streep) và Sam (Pierce Brosnan) thể hiện trong bài SOS. Và rồi họ trách móc nhau bằng The Winner Takes It All.
Có thể nói The Winner Takes It All là một trong những trường đoạn đắt giá của bộ phim. Đó là sự kết hợp hoàn hảo của bối cảnh, tình huống, tâm trạng, giọng hát và diễn xuất của diễn viên. Trên bờ biển ào ạt sóng vỗ, một người đàn ông và một người phụ nữ đối diện nhau. Sau tất cả những gì đã trải qua, người đàn ông đã trở lại với khao khát mãnh liệt muốn bù đắp cho người phụ nữ từng thuộc về mình và đứa con gái có thể là con ruột của mình. Người phụ nữ bắt đầu cất giọng hát, lời bài hát cũng chính là tiếng lòng của bà. Giọng hát run rẩy, chất chứa một cái gì đó đắng cay, kết hợp với cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt đã mang đến một hiệu quả tuyệt vời trong việc khắc họa tâm lý nhân vật. Người chiến thắng có được tất cả, kẻ thua cuộc trở thành trắng tay. Trong tình yêu biết ai là kẻ thắng, người thua, thì ra kẻ nào yêu nhiều hơn thì đó là kẻ thua cuộc.
Nốt lặng của sự đơn độc
Mamma Mia! nói về hai người phụ nữ thuộc hai thế hệ mà cuộc đời của họ ít nhiều gắn với những người đàn ông. Bà mẹ Donna có một tuổi trẻ đầy rực rỡ, phiêu lưu tình ái với ba người đàn ông nhưng cuối cùng lại chọn cuộc sống của một người mẹ đơn thân. Trái ngược với người mẹ chưa một lần kết hôn, Sophie lại muốn gắn chặt cuộc đời mình với một người đàn ông khi mới tròn 20 tuổi. Những người đàn ông của bà Donna, dù với lý do nào thì cuối cùng họ vẫn chọn ra đi, rời bỏ tình yêu mà họ từng say đắm, cuồng nhiệt. Còn Sky – hôn phu của Sophie lại tỏ ra có trách nhiệm khi khẳng định cô không cần tìm cha, không cần phải có cha vì cô đã có anh ở bên rồi.
Hai người phụ nữ, hai cuộc đời khác nhau nhưng liệu cuối cùng họ có chung một số phận? Donna liệu có quá dại khờ khi quyết định chọn làm một người mẹ đơn thân mà không có người đàn ông nào bên cạnh gánh vác, chở che? Boris Pasternak, nhà văn nổi tiếng người Nga từng viết: "Mọi sự thụ thai đều không có tội, đều là trinh khiết. Mỗi sản phụ còn mang cái ánh sáng phản chiếu sự cô đơn, bị bỏ rơi, chỉ biết trông chờ vào chính bản thân mình. Vào cái khoảnh khắc quyết định sự sinh tử ấy, người đàn ông bị gạt ra rìa, đến mức hệt như anh ta không hề tham dự vào cuộc sản sinh ấy và tất cả được ban xuống từ trên trời. Người đàn bà tự mình cho đứa con chào đời, tự mình rút lui vào một góc khuất của cuộc sống, một nơi yên tĩnh, nơi có thể đặt một chiếc nôi. Trong âm thầm lặng lẽ, nàng tự mình nuôi dưỡng đứa con."
Hai người phụ nữ liệu có chung một số phận?
20 năm trước, Donna đã chọn một mình sinh con và nuôi con thì 20 năm sau cô nhất định không chịu sự bù đắp nào. Cô đã gạt cả ba người đàn ông sang một bên và tự mình dắt tay con bước vào thánh đường làm lễ cưới. Bài hát Slipping Through My Fingers là khoảnh khắc Donna lặng đi nhìn đứa con yêu dấu chuẩn bị bước vào lễ cưới. Bà đã dành trọn những năm tháng tuổi xuân để nuôi con khôn lớn, nhưng giờ đành nhìn con từ từ tuột khỏi vòng tay bao bọc của mình.
TRAILER